Trả lời phỏng vấn Báo TG&VN, ông Tô Ngọc Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á-châu Phi (Bộ Công Thương) nhận định như trên về vai trò đối tác của Việt Nam và Trung Quốc trong tổng thể quá trình hợp tác thương mại song phương.
Ông đánh giá thế nào về thương mại hai chiều Việt Nam-Trung Quốc thời gian qua?
Trong tổng thể bức tranh ngoại thương của Việt Nam, Trung Quốc luôn là một trong những đối tác thương mại có vai trò quan trọng hàng đầu. Việt Nam cũng đã và đang trở thành một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc trên thế giới và khu vực.
Lợi thế về địa lý, tính bổ sung cho nhau trong cơ cấu kinh tế và hàng hóa xuất nhập khẩu kết hợp với hành lang pháp lý khá kiện toàn về thương mại (đều là thành viên của 2 Hiệp định thương mại tự do bao gồm Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực) chính là động lực tạo ra sự tăng trưởng liên tục trong nhiều năm cho thương mại song phương.
Năm 2004, Trung Quốc chính thức trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Sau 20 năm, vị trí đó tiếp tục duy trì, Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN, đối tác thương mại lớn thứ sáu của Trung Quốc trên thế giới năm 2022.
Theo thống kê của Việt Nam, năm 2022, quy mô thương mại song phương đạt 175,56 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 57,7 tỷ USD; nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 117,8 tỷ USD. Trung Quốc là nguồn cung hàng hóa lớn nhất và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam.
Ông đánh giá thế nào về thương mại hai chiều Việt Nam-Trung Quốc thời gian qua?
Trong tổng thể bức tranh ngoại thương của Việt Nam, Trung Quốc luôn là một trong những đối tác thương mại có vai trò quan trọng hàng đầu. Việt Nam cũng đã và đang trở thành một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc trên thế giới và khu vực.
Lợi thế về địa lý, tính bổ sung cho nhau trong cơ cấu kinh tế và hàng hóa xuất nhập khẩu kết hợp với hành lang pháp lý khá kiện toàn về thương mại (đều là thành viên của 2 Hiệp định thương mại tự do bao gồm Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực) chính là động lực tạo ra sự tăng trưởng liên tục trong nhiều năm cho thương mại song phương.
Năm 2004, Trung Quốc chính thức trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Sau 20 năm, vị trí đó tiếp tục duy trì, Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN, đối tác thương mại lớn thứ sáu của Trung Quốc trên thế giới năm 2022.
Theo thống kê của Việt Nam, năm 2022, quy mô thương mại song phương đạt 175,56 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 57,7 tỷ USD; nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 117,8 tỷ USD. Trung Quốc là nguồn cung hàng hóa lớn nhất và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam.
Theo thống kê của Việt Nam, năm 2022, quy mô thương mại song phương hai nước đã đạt 175,56 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 57,7 tỷ USD; nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 117,8 tỷ USD. Trung Quốc đang là nguồn cung hàng hóa lớn nhất và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam.
8 tháng năm 2023, trước bối cảnh khó khăn chung của kinh tế thế giới, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc vẫn đạt 36,6 tỷ USD, tăng 2,37%; nhập siêu 32,2 tỷ USD, giảm 30,49% so với cùng kỳ.
Với quy mô dân số và kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc có nhu cầu rất lớn trong nhập khẩu các mặt hàng thực phẩm chế biến, đồ uống, nông sản, thủy sản nhiệt đới từ Việt Nam.
Trong khi đó, việc Việt Nam tham gia ngày càng sâu vào chuỗi sản xuất, cung ứng trong khu vực và toàn cầu; các mặt hàng công nghiệp, chế biến chế tạo như thiết bị điện tử, điện thoại, dây cáp điện, kim loại, dệt may, da giày… đã trở thành nhóm hàng chủ lực và là động lực tăng trưởng cho xuất khẩu đi thị trường tỷ dân.
Ở chiều ngược lại, với vai trò trung tâm trong chuỗi sản xuất khu vực và toàn cầu, được mệnh danh là “công xưởng thế giới”, Trung Quốc là nguồn cung ứng hàng hóa là nguyên liệu đầu vào quan trọng cho các ngành sản xuất trong nước và xuất khẩu như hóa chất, vải, nguyên liệu dệt may da giày, máy móc thiết bị…
Hơn một năm qua, sầu riêng của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc, chiếm 95% tổng giá trị xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Theo ông, những năm tới, Việt Nam cần làm gì để đưa sầu riêng tiếp cận nhiều hơn với khách hàng Trung Quốc?
Dưới sự nỗ lực của các Bộ, ngành liên quan, hai nước đã ký kết nhiều Nghị định thư về kiểm dịch động thực vật đối với nhiều loại nông sản của Việt Nam, mở ra cơ hội tiếp cận và xuất khẩu “chính ngạch” đi thị trường Trung Quốc các loại nông sản có thế mạnh của Việt Nam như sầu riêng, chuối, khoai lang…
Điều này góp phần tạo ra những điểm tăng trưởng mới cho xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam, đặc biệt là trái sầu riêng – loại quả có giá trị cao và được người tiêu dùng Trung Quốc rất ưa chuộng.
Trung Quốc là quốc gia có định hướng phát triển nền thương mại chất lượng cao. Theo đó, nhiều năm trở lại đây, cơ quan chức năng nước này không ngừng tăng cường các biện pháp kiểm soát chặt chẽ chất lượng, nguồn gốc hàng hóa nhập khẩu từ thế giới (trong đó có Việt Nam), nhất là các mặt hàng có liên quan đến sức khỏe con người như thực phẩm, nông sản…
Theo quan điểm của tôi, Trung Quốc không phải là thị trường “dễ tính” như nhận định sai lầm của một số doanh nghiệp trong nước giai đoạn trước. Vì vậy, để tiếp tục duy trì và mở rộng xuất khẩu bền vững hàng rau quả, trong đó, có sầu riêng vào thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp, người dân, chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý trong nước cần:
Thứ nhất, chủ động đáp ứng các quy định về vùng trồng, cơ sở đóng gói, tiêu chuẩn chất lượng, bao bì nhãn mác, truy xuất nguồn gốc, đăng ký doanh nghiệp… của thị trường Trung Quốc; đồng thời quản lý chặt việc sử dụng mã vùng trồng, mã cơ sở đóng gói đã đăng ký khi xuất khẩu đi thị trường này.
Thứ hai, tổ chức vùng trồng, vùng sản xuất theo tín hiệu thị trưởng; không để xảy ra tình trạng tăng diện tích trồng ồ ạt, dẫn đến cung vượt cầu và chất lượng sản phẩm không đảm bảo khi trồng ở vùng thổ nhưỡng không phù hợp.
Thứ ba, chú trọng xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, đưa hàng sâu vào thị trường nội địa của Trung Quốc.
Thời gian tới, Bộ Công Thương cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các Bộ ngành, địa phương liên quan sẽ phối hợp chặt chẽ cùng phía Trung Quốc đẩy nhanh tiến trình đàm phán, ký kết Nghị định thư kiểm dịch động thực vật với phía bạn nhằm mở cửa thị trường đối với những loại nông sản của Việt Nam có năng lực sản xuất, xuất khẩu đi thị trường này.
Đồng thời, thúc đẩy phía Trung Quốc tăng số lượng các cửa khẩu biên giới được nhập khẩu nông sản, thủy sản; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn về quy định, tiêu chuẩn của thị trường nước này tới các địa phương và doanh nghiệp Việt Nam.
Doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để gia tăng kim ngạch xuất khẩu tại thị trường tỷ dân?
Trung Quốc là thị trường tiêu dùng lớn hàng đầu thế giới, thị trường mà phần lớn doanh nghiệp trên thế giới đều mong muốn chinh phục. Để khai thác tối đa thị trường tiềm năng, nâng cao quy mô thương mại song phương theo hướng cân bằng hơn, doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng các ưu thế về hành lang pháp lý thương mại, vị trí địa lý, văn hóa tiêu dùng gần gũi.
Về nhận thức, việc Trung Quốc đã, đang và tiếp tục phát triển nền thương mại chất lượng cao với yêu cầu, tiêu chuẩn ngày khắt khe là xu thế tất yếu, không thể đảo ngược. Trước thực tế này, doanh nghiệp không còn cách nào khác là chủ động đáp ứng nghiêm túc các quy định và tiêu chuẩn của thị trường này đối với hàng hóa nhập khẩu.
Về hành động, doanh nghiệp cần chuyển nhanh và chuyển mạnh sang xuất khẩu “chính ngạch” qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu song phương; giảm thiểu và tiến tới ngừng xuất khẩu “tiểu ngạch” – vốn tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Cần phối hợp với các doanh nghiệp nhập khẩu Trung Quốc đa dạng hóa cửa khẩu giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, đa dạng hóa hình thức vận chuyển (đường biển, đường sắt) để giảm nguy cơ ùn tắc tại các cửa khẩu biên giới đường bộ.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp chủ động, tích cực tìm kiếm cơ hội đưa hàng hóa tới các khu vực thị trường nội địa Trung Quốc. Với dân số đông và tiềm lực ngày càng lớn, mỗi địa phương của Trung Quốc có thể tương đương như quy mô thị trường của một quốc gia. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện vẫn chưa đi sâu khai thác, thậm chí chưa tiếp cận đến những địa phương nội địa đầy tiềm năng của nước này.
Song song với đó, cần nghiên cứu xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Trung Quốc qua hệ thống phân phối hiện đại, nhất là hình thức thương mại điện tử qua biên giới.
Về phần mình, trong tương lai, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các đối tác Trung Quốc tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp để tạo ra nhiều hơn nữa các cơ hội kết nối, giao thương giữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước, qua đó, mở rộng hơn nữa quy mô và nâng cao hơn nữa chất lượng thương mại song phương.
Nguồn: https://baoquocte.vn/gan-20-nam-duy-tri-vi-tri-doi-tac-thuong-mai-lon-nhat-243997.html