Trung quốc là thị trường tiêu thụ Nông, thủy sản lớn nhất của Việt Nam, bình quân chiếm khoảng 27% tổng kinh ngạch xuất khẩu nông, thủy sản. Các sản phẩm chủ lực được xuất qua Trung Quốc bao gồm cau quả, hạt điều, cà phê, gạo sắn hay là các sản phẩm làm từ sắn, cao su và thủy sản.
Cửa khẩu Cốc Nam, huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) không một bóng người – Ảnh: VŨ TUẤN
Cửa khẩu Cốc Nam, Tân Thành, Hữu Nghị tại Lạng Sơn đóng cửa im lìm, không có hoạt động giao thương nào diễn ra. Phía Trung Quốc tạm dừng thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu phụ đến ngày 09/02/2020, riêng cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị sẽ hoạt động trở lại vào ngày 03/02/2020. Hiện tại chỉ có một số ít người nhập cảnh qua đây. Tương tự tại Lào Cai từ ngày 30/1, phía Trung Quốc đã có thông báo tạm dừng nhập khẩu toàn bộ hàng hóa của Việt Nam theo chính sách cư dân biên giới qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai đến hết ngày 08/02/2020. Việc chợ biên giới tạm dừng hoạt động đã dẫn tới toàn bộ hàng hóa theo chính sách cư dân của Việt Nam không thể nhập khẩu vào nước bạn.
Cửa khẩu Tân Thanh, huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) không còn nhộn nhịp như ngày thường – Ảnh: VŨ TUẤN
Theo ông Đỗ Trường Giang (Giám đốc sở công Thương tỉnh Lào Cai): Tham mưu kịp thời thông báo cho các địa phương có những hàng cư dân biên giới đi theo lối cư dân biên giới có chuẩn bị để có đối sách. Thứ hai chúng tôi đang tính toán để có giải pháp để tham mưu cho Ủy ban Nhân dân Tỉnh để định hướng đưa hàng hóa thực hiện theo cửa khẩu chính ngạch để đảm bảo vẫn đạt được chỉ tiêu về mặt xuất nhập khẩu để giảm tầm ảnh hưởng. Tuy nhiên việc đình chỉ hàng cư dân biên giới đã ảnh hưởng nhiều nhất đến những cư dân ở khu vực Biên giới trong việc xuất hàng nông sản.
Tính riêng từ ngày 25 đến ngày 30 tháng 1, tổng số hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Quốc Tế Lào Cai chỉ đạt 3 triệu đô la Mỹ giảm tới hơn 40% so với dịp tết năm 2019.
Hàng trăm chiếc container chờ thông quan ở khu vực biên giới – Ảnh: VŨ TUẤN
Theo như ông thấy thì các cửa khẩu giữa Việt Nam và Truốc Quốc đang đóng cửa vậy tình hình này có gây ảnh hưởng gì đến việc xuất khẩu nông sản của Việt nam sang Trung Quốc không?
Ông Lê Thanh Hải (Phó Cục trưởng Cục Xuất khẩu, Bộ Công Thương) Như chúng ta đã thấy là trong thời gian nghỉ tết thì lưu lượng hàng hóa qua các cửa khẩu đã giảm đáng kể và cộng với việc có dịch bệnh bùng phát thì hiện nay phía Trung Quốc cũng đang tăng cường kiểm soát và cũng sẽ kéo dài thời gian đóng cửa đặc biệt là ở một trung tâm giao dịch nông sản ở tỉnh Quảng Tây cũng sẽ đóng cửa và như vậy cũng sẽ ảnh hưởng đến việc tiếp nhận cũng như là cũng như là nhập khẩu những hàng hóa nông thủy sản của Việt Nam.
Trong tháng 1 kinh ngạch xuất khẩu nông thủy sản cũng đã giảm so vơi cùng kỳ năm 2019. Vậy thì với một động thái đóng cửa khẩu do dịch bệnh như thế này thì liệu năm nay Việt Nam có một kết quả khả quan về việc xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nông thủy sản nói riêng không?
Ông Lê Thanh Hải: Hiện nay chúng ta đang theo dõi tình hình dịch bệnh như vậy và nếu như dịch bệnh kéo dài như vậy thị đương nhiên vấn đề lưu thông sẽ bị ảnh hưởng. Từ vấn đề cửa khẩu, vấn đề giao thông và kể các vấn đề về việc đàm phán mở cửa thị trường nông sản cũng chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên thì chúng ta cũng cần phải theo dõi và bám sát tình hình này, hy vọng trong thời gian tới nếu như dịch bệnh được khống chế và có những biện pháp hạn chế hiện nay được giải tỏa gỡ bỏ thì chúng ta cũng sẽ sớm khôi phục được mối quan hệ thương mại xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Bộ công thương có khuyến cáo tới các doanh nghiệp, các tiểu thương và cư dân biên giới đang giao dịch với Trung Quốc không?
Ông Lê Thanh Hải: Đối với bộ Công thương thì chúng tôi đã có những yêu cầu các thương vụ đẩy mạnh việc liên hệ tìm các doanh nghiệp để có thể giúp chọ các doanh nghiệp Việt Nam có thể chuyển hướng xuất khẩu trong khi chúng ta chờ thị thường Trung Quốc có thể khôi phục trở lại cũng như các biện pháp hạn chế được giỡ bỏ. Mặt khác thì chúng ta cũng phải thấy rằng lượng tiêu thụ nông sản và chúng ta đang vào vụ thu hoạch rất là lớn thì rất cần sự chung tay giúp sức của các tập đoàn siêu thị trong nước đẩy mạnh tiêu thụ. Bên cạnh đó cũng cần các doanh nghiệp Logistic, đặc biệt là các kho lạnh hỗ trợ cho phép lưu các sản phẩm nông sản thủy sản đó với chi phí ở mức chấp nhận được để chúng ta có thể lưu trữ những sản phẩm đó lâu hơn trước khi chúng ta có thể xuất khẩu lại bình thường.
Xin cảm ơn những thông tin của ông Hải.
Vào chiều 27/01/2020, chủ trì cuộc họp về bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của Virus Corona, Thủ tường Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định rằng, “Chính phủ chấp nhận một số thiệt hại về kinh tế để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người dân”. Chính vì vậy bên cạnh các biện pháp của các cơ quan quản lý thì các Doanh nhân, Tiểu thương và Cư dân biên giới cũng cần phải bảo vệ sức khỏe của chính mình và của người thân.