Xuất khẩu nông sản đầu năm khởi sắc, tạo đà tái cơ cấu nông nghiệp

(TBTCO) – Các mt hàng như trái cây, rau qu, g và lâm sn, thy sn… đều d báo có s tăng trưởng ln trong xut khu đầu năm. Điu này to đà cho mc tiêu xut khu năm 2022 đạt khong 49 t USD và đẩy mnh tái cơ cu nông nghip trong thi gian ti.

Figure 1: Xuất khẩu nông sản đầu năm khởi sắc, tạo đà tái cơ cấu nông nghiệp. Ảnh: Khánh Linh

 

Figure 2. Sản xuất thanh long đỏ tại Hung Hau Foods.

Nhiu tín hiu tích cc

Không chỉ mặt hàng cà phê, hồ tiêu có nhiều tín hiệu tích cực ngay từ đầu năm mà đối với mặt hàng thủy sản cũng có nhiều dự báo khả quan. Ông Nguyễn Hoài Nam – Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (Vasep) nhận định, năm 2022, xuất khẩu tôm sang Mỹ và EU dự kiến tiếp tục tăng trưởng 2 con số; xuất khẩu sang Trung Quốc phục hồi sau khi giảm mạnh trong năm 2021, xuất khẩu sang Hàn Quốc và Nhật Bản tăng trưởng nhẹ do nhu cầu từ 2 thị trường này khá ổn định.

Cùng với xuất khẩu tôm, xuất khẩu cá tra dự báo sẽ tăng trưởng trở lại trong năm 2022 và thị trường Trung Quốc -Hồng Kông vẫn là khu vực tiềm năng cho xuất khẩu cá tra. Đây là thông tin lạc quan, bởi theo Vasep, từ cuối năm 2021, xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc – Hồng Kông đã tăng trưởng trở lại…

Ông Đỗ Xuân Lập – Phó chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, triển vọng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ nay tới hết quý I/2022 rất khả quan bởi các thị trường xuất khẩu chính như Hoa Kỳ và các nước EU đang bắt đầu trong quá trình phục hồi sau dịch Covid-19.

Theo đó, xuất khẩu đồ nội thất văn phòng của Việt Nam sẽ tăng trưởng khả quan nhờ dịch trong nước đã được kiểm soát, nhu cầu trên thị trường thế giới tăng; nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng đến hết năm và thậm chí đến hết quý I/2022.

Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng 2,8 – 2,9%

Phân tích về thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam năm 2022, ông Nguyễn Quốc Toản – Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – NN&PTNT), xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2022 nhiều lạc quan bởi nhu cầu của thế giới tăng sau dịch Covid-19.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan chia sẻ, năm 2022, toàn ngành phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng 2,8 – 2,9%; tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 2,9 – 3,0%; tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 49 tỷ USD.

Để đạt mục tiêu này, ông Lê Minh Hoan cho biết, trong quý I/2022 ngành nông nghiệp tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành, nâng cao năng suất, chất lượng hàng nông sản và hiệu quả sản xuất, kinh doanh; phấn đấu vượt mục tiêu tăng trưởng của năm ở mức cao; chuyển nhanh sang tư duy kinh tế nông nghiệp. Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp theo 3 nhóm sản phẩm chủ lực, theo các ngành, lĩnh vực và cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo vùng; triển khai quyết liệt các giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh; phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu trên các lĩnh vực sản xuất…

“Toàn ngành sẽ điều chỉnh lại cơ cấu sản xuất nông, lâm, thủy sản. Điều này được thể hiện qua việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản phẩm phù hợp lợi thế và nhu cầu thị trường, thích ứng biến đổi khí hậu. Riêng đối với mặt hàng chiến lược như thuỷ sản, Bộ sẽ thực hiện đồng bộ, hiệu quả khuyến nghị Ủy ban châu Âu (EC) đưa ra để rút “thẻ vàng” của EC, hướng tới phát triển thủy sản biển bền vững, hiệu quả” – Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

Đặc biệt, Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, đẩy nhanh tiến độ đàm phán mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước EU theo FTA Việt Nam – EU (EVFTA) và các nước theo FTA Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á – Âu (VN-EAEU FTA).

Ngoài ra, Bộ NN&PTNT đang tham vấn các Đại sứ quán, Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, trước mắt là khối EU và Trung Quốc, để xây dựng Đề án xuất khẩu nông sản bền vững, không để tình trạng tới mùa vụ mới đi thu gom nông sản xuất khẩu mà phải khởi tạo được vùng nguyên liệu chuẩn hóa.

.

Mới đây, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 150/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng GDP nông lâm thủy sản đạt bình quân từ 2,5 – 3%/năm, tốc độ tăng năng suất lao động nông, lâm, thủy sản đạt bình quân từ 5,5 – 6%/năm; mở rộng và phát triển thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu. Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt bình quân từ 5 – 6%/năm. Đến năm 2050, Việt Nam trở thành một trong những nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới với ngành công nghiệp chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả, thân thiện với môi trường.

Khánh Linh

Nguồn: https://thoibaotaichinhvietnam.vn/xuat-khau-nong-san-dau-nam-khoi-sac-tao-da-tai-co-cau-nong-nghiep-100055.html