Xung đột Nga – Ukraine: Xuất – Nhập Khẩu bị ảnh hưởng thế nào?

Chuyên gia kinh tế nhận định, ở phía nguồn cung, các lệnh trừng phạt và tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng có thể dẫn đến khan hiếm nhiều mặt hàng cơ bản, qua đó trực tiếp làm giá đầu vào của các doanh nghiệp tăng cao. Nhiều cảng bị phong tỏa, giá dầu tăng cao khiến ngành Vận tải – Logistic tăng giá, và gặp nhiều kho khăn trong giao nhận hàng hóa.

Figure 1. Binh sỹ Ukraine tìm kiếm đầu đạn chưa phát nổ sau giao tranh với lực lượng Nga tại thủ đô Kiev ngày 26/2. (Ảnh: AFP/TTXVN)

 

Ở phía nguồn cung, các lệnh trừng phạt và tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng có thể dẫn đến khan hiếm nhiều mặt hàng cơ bản, qua đó trực tiếp làm giá đầu vào của các doanh nghiệp tăng cao. Ở phía nguồn cầu, lạm phát còn có thể làm cho tiêu dùng và tiến độ giải ngân đầu tư trong nền kinh tế (bao gồm cả đầu tư công) chậm lại, do mặt bằng giá tăng cao và biến động khó lường.

Các công ty chịu ảnh hưởng trực tiếp có thể bao gồm các doanh nghiệp lệ thuộc vào giá hàng hóa cơ bản làm nguyên liệu đầu vào nhưng không có khả năng tăng giá bán bù lại chi phí nguyên liệu/vận chuyển tăng cao. Rất nhiều các doanh nghiệp này là những doanh nghiệp thuần túy xuất khẩu.

Đặc biệt, các doanh nghiệp lệ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu đầu vào sẽ có rủi ro khan hiếm nguồn cung trực tiếp do căng thẳng Ukraine-Nga gây ra, ví dụ như than (một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Nga), có thể bị ảnh hưởng lớn về lợi nhuận.

Các hãng hàng không có thể chịu ảnh hưởng kép, khi chi phí giá dầu tăng cao và các đường bay bị gián đoạn.

Ngoài các rủi ro cụ thể nói trên, rủi ro vĩ mô thế giới nhìn chung cũng có thể gián tiếp ảnh hưởng đà phục hồi chung của nền kinh tế Việt Nam.

Đặc biệt, ngành vận tải và logistics sẽ là đối tượng bị ảnh hưởng lớn nhất của cuộc xung đột Nga-Ukraine. Phần lớn hàng hóa thế giới được chuyên chở bằng tàu biển.

Nếu Ukraine và các cảng của nước này bị phong tỏa, người mua sẽ phải chuyển sang tìm kiếm con đường khác để đáp ứng nhu cầu chuyên chở của họ. Và Mỹ sẽ là lựa chọn thay thế trước tiên, bởi vì nước này có những kho bãi logistics lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, việc chuyển hướng này cũng sẽ gây ra hậu quả chậm trễ về thời gian giao hàng.

Khi giá xăng dầu tăng, chi phí logistics cũng sẽ tăng cao, các doanh nghiệp dệt may, thủy sản sẽ chịu nhiều tác động. Điều này có thể dẫn đến tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng, gia tăng chi phí logistics. Biên lợi nhuận của các doanh nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng từ vấn đề này.

Source: https://danviet.vn/xung-dot-nga-ukraine-nganh-king-te-nao-cua-viet-nam-se-chiu-anh-huong-truc-tiep-20220225171009308.htm